Là người khuyết tật, chị Lương Thị Minh Nguyệt hiểu cảm giác phải sống phụ thuộc vào người khác. Chị đã thành lập Hợp tác xã Sức sống xanh, giúp những người khuyết tật có việc làm và thu nhập.

Tự tin vươn lên

Chị Lương Thị Minh Nguyệt (49 tuổi) trú tại Ninh Cầm (Tân Dân, Sóc Sơn, Hà Nội) từng làm công việc thiết kế nội thất. Sau một biến cố gia đình cuối năm 2014, chị phải đi lại bằng xe lăn. Bởi vậy, chị Lương Thị Minh Nguyệt hiểu hơn ai hết cảm giác trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

Đôi chân không còn hoạt động như ý muốn, chị phải ngồi xe lăn để đi lại. Động lực nuôi 2 đứa con ăn học đã thôi thúc chị “đứng dậy” bằng ý chí vượt lên trên số phận và giúp đỡ nhiều người cùng cảnh ngộ.

Sau 3 năm làm người khuyết tật, chị Lương Thị Minh Nguyệt đã tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều người khuyết tật ở các nơi. Rồi chị  bắt đầu tìm kiếm những người cùng cảnh huy động vốn, cùng ận dụng mảnh vườn rộng hơn 13.000 m2 để nuôi cá và gà sau đó thuê người trông nom.

Chuyện về nữ chủ nhiệm hợp tác xã của những người khuyết tật - 1

Hợp tác xã hiện có 17 xã viên là người khuyết tật, người già và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn

Từ thất bại đó, chị rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc cho cuộc đời, đó chính là cần phải làm việc phù hợp với sức khoẻ và khả năng bản thân.

Không chịu khuất phục trước khó khăn, chị Lương Thị Minh Nguyệt một lần nữa tập hợp những người bạn khuyết tật, cùng nhau bàn bạc và lựa chọn công việc phù hợp và thành lập Hợp tác xã Sức sống xanh.

Hợp tác xã chính thức được thành lập tháng 10/2018 và bắt đầu đi vào hoạt  động đầu năm 2019. Sức sống xanh hoạt động theo mô hình sản xuất và thương mại với 21 ngành nghề như trồng trọt, chăn nuôi, bán buôn, thăm quan du lịch, sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống...

Chuyện về nữ chủ nhiệm hợp tác xã của những người khuyết tật - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Mỗi người đều tìm được công việc phù hợp với mình

Chị Lương Thị Minh Nguyệt cho biết: “Tôi chuyển từ mô hình nuôi cá và gà sang sản xuất tranh thêu đính đá và trồng cây ăn quả như mít, bưởi,… Ngoài ra, với những bạn khuyết tật nặng tôi hướng dẫn họ cách bán hàng qua mạng”.

Sản phẩm của hợp tác xã sức sống xanh chủ yếu là các mặt hàng như trà, tinh bột nghệ, mầm đậu nành,…Những mặt hàng đều do những xã viên của hợp tác xã sản xuất.

Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm do hợp tác xã sản xuất. Hợp tác xã còn nhận tiêu thụ sản phẩm cho một số hợp tác xã người khuyết tật khác.

Niềm vui khi có thu nhập

Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, hợp tác xã Sức sống xanh đang là nơi sinh hoạt, lao động sản xuất của 17 xã viên, trong đó có 12 xã viên là người khuyết tật, 5 xã viên là những phụ nữ và người già có hoàn cảnh khó khăn.

Chị Lương Thị Minh Nguyệt cho biết: “Ở đây ai cũng tìm được công việc cho riêng mình với thu nhập từ 2 - 6 triệu đồng/tháng. Những bạn bị khuyết tật nặng thì đảm nhiệm việc bán hàng online tại nhà. Những bạn khoẻ hơn thì tham gia công đoạn sản xuất tại hợp tác xã. Các bác nhiều tuổi thì chăm sóc vườn cây”.

Chuyện về nữ chủ nhiệm hợp tác xã của những người khuyết tật - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Tại đây người khuyết tật có thêm nhiều mối quan hệ và nhận được sự đồng cảm, sẻ chia của những người có cùng hoàn cảnh. 

Những xã viên ở xa hay khó khăn trong việc đi lại được chị Lương Thị Minh Nguyệt tạo điều kiện nơi ăn chốn ở miễn phí tại hợp tác xã. Theo chị, việc những người khuyết tật ở lại cùng nhau trong hợp tác xã giúp họ gắn kết hơn, ngoài ra còn giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau.  

Những người khuyết tật đến với Sức sống xanh đều có hoàn cảnh khác nhau. Có người lần đầu tiên tìm kiếm được công việc cho mình, cũng có những người đã làm nhiều công việc khác. Nhưng với những xã viên ở đây đều có chung một ý chí là vươn lên đề không là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Chuyện về nữ chủ nhiệm hợp tác xã của những người khuyết tật - 4

Nhấn để phóng to ảnh

Chị Nguyệt tự tay vào bếp chuẩn bị bữa ăn cho các xã viên ở lại hợp tác xã

Chia sẻ với PV Dân Trí, chị Đỗ Thị An (23 tuổi) quê ở Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội cho biết: “Tôi biết và đến làm việc tại hợp tác xã Sức sống xanh đã gần 1 năm nay. Từ khi đến đây làm việc và được chị Lương Minh nguyệt nuôi ăn ở. Mỗi tháng tôi bỏ ra được khoảng 2 triệu đồng để dành dụm cho bản thân. Mọi người ở đây coi nhau như gia đình, giúp đỡ và chia sẻ những câu chuyện vui buồn”.

Theo chị Đỗ Thị An, công việc ở Hợp tác xã Sức sống xanh giúp chj thấy có ích hơn cho xã hội. Cũng tại đây, chị có thêm nhiều mối quan hệ và nhận được sự đồng cảm, sẻ chia của những người có cùng hoàn cảnh. 

Chuyện về nữ chủ nhiệm hợp tác xã của những người khuyết tật - 5

Nhấn để phóng to ảnh

Một buổi livetrem bán sản phẩm hợp tác xã làm ra của chị Nguyệt 

Chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt tâm sự: “Mỗi sản phẩm các em làm ra chính là mồ hôi, nước mắt, nghị lực kiên trì từng chút một. Từng ngày trôi qua, tôi thấy được sự trưởng thành và vươn lên không ngừng từ các em khiến tôi vô cùng hạnh phúc”.

Chị Lương Thị Minh Nguyệt dự định sẽ mở rộng thêm mảng du lịch trải nghiệm tại hợp tác xã. Theo chị Nguyệt, việc ra ngoại thành hít thở không khí trong lành, được nghỉ ngơi, thư giãn bên những người thân yêu là điều tuyệt vời. Chị mong rằng, tinh thần Sức sống xanh lan tỏa đến với nhiều người khuyết tật hơn nữa.

Theo dantri.com.vn

Tin liên quan