Dù đã có kinh nghiệm giảng dạy 10 năm, nhưng nhìn thấy những đứa trẻ khuyết tật khiến 3 tuần đầu tiên đi dạy cô Liễu ngập trong nước mắt.

Tốt nghiệp ngành tiểu học của Trường Sư phạm Nghệ Tĩnh (tiền thân của Đại học Vinh) cô giáo Nguyễn Thị Liễu (sinh năm 1963) xung phong mang con chữ lên miền núi rẻo cao Tương Dương, Nghệ  An.

Nhớ lại những ngày đầu đi dạy ở vùng miền núi này, cô Liễu kể, học sinh ở đây 100% là người dân tộc Thái. Cô và trò bất đồng ngôn ngữ, chính vì vậy cô Liễu đã mò mẫm học thêm tiếng Thái để dạy cho học sinh nơi đây. 

Thời điểm cô Liễu bắt đầu lên vùng rẻo cao Tương Dương, dịch sốt rét đang hoành hành, trở thành nỗi ám ảnh ghê rợn đối với người dân nơi đây và cô giáo trẻ cũng bị nhiễm căn bệnh nguy hiểm này.  

Căn bệnh quái ác này đeo đuổi cô suốt hơn 20 năm và nó mới chấm dứt khỏi 7 năm nay. Kể như vậy để thấy, những vất vả khổ nhọc mà một cô giáo trẻ phải đối mặt. 

Dù đã có kinh nghiệm giảng dạy 10 năm, nhưng nhìn thấy những đứa trẻ khuyết tật khiến 3 tuần đầu tiên đi dạy cô Liễu ngập trong nước mắt. 

Nhưng những khó khăn ấy cũng chẳng thấm thoắt là bao so với việc dạy học sinh khuyết tật. Cô Liễu kể rằng, năm 1993, cô được về Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An và công tác trong môi trường đó đến nay (25 năm).

Khi đến với Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An, cô đã có kinh nghiệm giảng dạy 10 năm, nhưng nhìn thấy những đứa trẻ khiến 3 tuần đầu tiên đi dạy cô ngập trong nước mắt.

Một mặt vì thương các em, đến lớp thì cô và trò đều bất đồng ngôn ngữ. Học trò không hiểu ý cô truyền đạt, giáo viên không có mối liên hệ với trò. 

Thời điểm đó, cô Liễu chưa được đào tạo kỹ năng giao tiếp với trẻ khiếm thính và cũng chưa hề có kỹ năng sư phạm giảng dạy trẻ khuyết tật nên quá trình tiếp xúc, giảng dạy vô cùng khó khăn. 

May mắn là thời điểm đó cô Liễu được Ban lãnh đạo trung tâm cử đi học sư phạm khuyết tật để tìm hiểu cách thức truyền đạt với từng loại tật để cung cấp kỹ năng cho từng dạng khuyết tật. 

Những giáo viên như cô Liễu phải tự học hàng ngày để hoàn thiện và biết cách truyền thụ cho các em. Mặc dù, trong quá trình giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn vì mỗi loại tật thì có phương pháp truyền thụ khác nhau. 

Ví như khi dạy trẻ khiếm thính thì bản thân giáo viên cần thành thạo kí hiệu ngón tay, ngôn ngữ viết, nói, khẩu hình miệng… để học trò nắm được kỹ năng và tiếp thu được kiến thức.

Cứ như vậy, cô trò cùng cố gắng mỗi ngày, 25 năm qua ở trung tâm đã để lại trong tâm trí người giáo viên đến tuổi nghỉ hưu này nhiều kỉ niệm sâu sắc, cảm xúc khó tả nhất là khi nhìn vào ánh mắt của trẻ khuyết tật.

Với cô Liễu, vào những dịp như Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày khuyết tật Việt Nam 18/4 hoặc ngày khuyết tật thế giới 3/12 các học trò cũ đến chúc mừng thì đó là món quà tinh thần cao quý hơn tất cả đối với các thầy cô nơi đây.  

Khi có dịp gặp gỡ lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2018, cô Liễu mong muốn, Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu tâm, tạo điều kiện hỗ trợ tài liệu giáo dục trẻ đặc biệt, để các thầy cô chuyên tâm hơn, nâng cao công tác đào chuyên môn.

Đặc biệt quan tâm về giáo dục cho học sinh khiếm thính, cô giáo Nguyễn Thị Liễu cho hay: Tài liệu, sách giáo khoa cho trẻ khiếm thính có nhưng thiếu nhiều so với nhu cầu. 

Theo cô giáo Liễu, mới chỉ có bộ sách kí hiệu bằng kênh hình nhưng chưa có ngôn ngữ viết (chữ). Bộ sách này cũng mới chỉ được 3.750 từ, còn rất ít so với lượng từ mà người khiếm thính cần sử dụng hàng ngày.

Cô giáo Liễu nói: “Tôi mong rằng bộ ngôn ngữ dành cho người điếc được hoàn thiện, theo kịp sự phát triển ngôn ngữ hiện đại”. 

Tin liên quan