Còn trẻ, không thể sử dụng tay chân, không được đến trường và sống tại đất nước Afhanistan còn nhiều định kiến, phân biệt đối xử với phụ nữ, nhưng cô gái trẻ Robaba Mohammadi đã vượt lên số phận, vượt lên định kiến xã hội và làm được những điều không thể xảy ra để trở thành một nữ họa sỹ với những bức tranh được cộng đồng họa sỹ trên thế giới đánh giá cao và đang khiến cả thế giới xúc động bởi hành trình đấu tranh với sự khuyết tật để thực hiện đam mê của mình.

Robaba Mohammadi từ khi sinh ra đã bị tê liệt một phần tay chân và không thể kiểm soát cả hai bộ phận này - một khuyết tật thể chất vĩnh viễn - điều đó có nghĩa là cô không thể sử dụng tay chân của mình. Theo một khảo sát quốc gia Afhanistan hiện có khoảng 1,5 triệu người khuyết tật trong số 35 triệu dân. Tại Afhanistan hiện vẫn đang diễn ra xung đột và nội chiến dẫn đến hệ quả hàng chục ngàn người bị thương do bom mìn. Tuy nhiên, Afghanistan cũng là một nơi cực kỳ bảo thủ, xã hội phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn còn rất nặng nề. Sự phân biệt đối xử cùng những xung đột xã hội nhiều năm qua khiến cho những người khuyết tật luôn sống trong u tối và bế tắc. 

Vì Afghanistan còn nạn phân biệt đối xử với phụ nữ khuyết tật, Robaba không được đến trường khi đến tuổi đi học. Cô luôn cảm thấy ngột ngạt, cô tự học cách đọc và viết chữ tại nhà với sự giúp đỡ của bố. Tay chân đều bị liệt nhưng điều đó không thể ngăn cản cô bé thực hiện ước mơ của mình. Biết chữ và có thể biết viết lần đầu tiên Robaba đã dùng chân để vẽ nhưng cô việc đó quả thật khó khăn. Với sự động viên của cha mình, cô đã dùng miệng mình thay thế cho tay và chân. Việc dùng miệng cầm bút vẽ tuy khó nhưng với nghị lực không muốn đầu hàng số phận Robaba Mohammadi đã có những nét bút vẽ đầu tiên của cuộc đời mình dù chỉ là những đường nét xiêu vẹo, nghệch ngoạc. Nhưng những nét vẽ đó đã để Robaba tìm thấy niềm say mê của mình – đó là cô thích vẽ và muốn vẽ. Ban đầu, cô vẽ bằng cách giữ một cây bút chì lỏng lẻo trong miệng, nhưng sau đó cô nhận ra rằng có thể cải thiện các chi tiết của phác thảo và các nét vẽ nếu cố định bút chì bằng cách kẹp bút giữa hai hàm răng.

Cô bắt đầu học từ một cuốn sách hướng dẫn nghệ thuật. Cô bắt đầu luyện tập hàng giờ mỗi ngày. Robaba đã tự học vẽ bằng cách ngậm cọ vẽ trong miệng để tạo ra những bức chân dung phức tạp và đầy màu sắc. Những bức vẽ bằng chì mô tả về con người, đồ vật, động vật và hoa của cô dần giúp cô nổi tiếng từ năm 16 tuổi. Tự học vẽ tại nhà nhưng với năng khiếu của mình trong hội họa, tranh của cô được trưng bày tại nhiều triển lãm quốc tế, thu hút nhiều người chú ý. Nữ họa sỹ Robaba cho biết mình chuyên “vẽ tranh về phụ nữ Afghanistan, sức mạnh của phụ nữ, vẻ đẹp của phụ nữ, tình yêu và những thách thức mà phụ nữ phải đối mặt". Hiện nay, các tác phẩm của cô gái 19 tuổi được xuất hiện tại các buổi triển lãm quốc tế và được đánh giá cao.

Không chỉ trở thành một họa sỹ “đặc biệt” ở một xã hội còn nhiều định kiến với phụ nữ và bằng khả năng và tâm huyết của mình Robaba đã trở thành nguồn cảm hứng cho những người khuyết tật khác. Không chỉ vẽ tranh, chính cô là người dạy nghệ thuật và khuyến khích những người khuyết tật khác tìm ra tiếng nói của mình. Cô đã sử dụng số tiền bán tranh để mở trung tâm đào tạo nghệ thuật dành cho người khuyết tật. Robaba, cùng với anh chị em trong gia đình thành lập Trung tâm văn hóa và nghệ thuật Robaba ở Kabul – thủ đô của Afghanistan.

Trung tâm tổ chức các lớp học và các hoạt động để giúp mở rộng nghệ thuật và văn hóa trong một cộng đồng đã chịu đựng xung đột trong 4 thập kỷ qua, với sự tập trung vào người khuyết tật. Tuy nhiên, Robaba cũng muốn nó trở thành một trung tâm phá vỡ các rào cản về giới và người khuyết tật. Cô đã thuyết phục các bậc cha mẹ đưa con gái của họ đến trung tâm để học nhạc và hát, một điều gần như chưa từng thấy ở những vùng khác trong nước. Cô tự chi trả cho trung tâm trong khi cô thừa nhận các hóa đơn thực sự là áp lực lớn về tài chính nhưng cô vẫn hi vọng hy vọng rằng bằng các sản phẩm của mình sẽ giúp cho trung tâm tiếp tục hoạt động. Mặc dù vậy, nữ họa sĩ khuyết tật vẫn  cho phép những người có thu nhập thấp được hưởng mức giá giảm hoặc thậm chí miễn phí khi tham gia các hoạt động tại trung tâm

Nghị lực và khao khát của Robaba Mohammadi đang trở thành động lực để những người khuyết tật vượt lên những “mất mát” của bản thân thắp lên hy vọng sống có ý nghĩa và theo đuổi ước mơ của cuộc đời.

 

 

Tin liên quan