Theo kết quả tổng điều tra dân số, cả nước có 7% dân số 2 tuổi trở lên (khoảng 6,2 triệu người) là người khuyết tật. Tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên cùng với xu hướng già hóa dân số. Nhiều NKT hiện sống trong cảnh nghèo, cận nghèo, sức khỏe hạn chế, thiếu việc làm và sống phụ thuộc vào trợ giúp của gia đình và xã hội.

Viecj lam cho NKT1

Theo thống kê, hiện có khoảng 40% NKT ở độ tuổi lao động và còn khả năng lao động, trong đó chỉ có 30% số người này là có việc làm, tạo thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội. Như vậy, nước ta còn khoảng 2 triệu người khuyết tật có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động, chưa có việc làm. Đa số người khuyết tật trong độ tuổi lao động sống ở nông thôn, công việc của họ chủ yếu là phụ giúp gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp, công việc không ổn định và có thu nhập thấp dẫn đến việc đời sống của họ vô cùng khó khăn cả về sinh hoạt, tâm lý lẫn tài chính. Giải quyết việc làm cho NKT chính là đáp ứng nhu cầu chính đáng được làm việc và được ghi nhận của họ.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn dành cho NKT sự quan tâm, chăm lo sâu sắc, quyền của NKT đã được cụ thể hóa trong Hiến pháp, hệ thống văn bản chính sách, pháp luật về người khuyết tật cũng đã tương đối đầy đủ: Luật Người khuyết tật và các Luật chuyên ngành như: Luật Xây dựng, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp,... Năm 2014, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về quyền của Người khuyết tật. Năm 2019, Việt Nam cũng đã phê chuẩn và chính thức gia nhập Công ước 159 của ILO về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho NKT. Ngày 1/11/2019, Ban Bí Thư đã ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác NKT và ngày 20/11/2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) trong đó có nhiều nội dung điều chỉnh liên quan đến lao động là NKT. Tất cả khẳng định mạnh mẽ hơn nữa cam kết của Việt Nam trong việc đảm bảo người lao động khuyết tật không bị phân biệt đối xử về lao động việc làm, phù hợp Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và Chiến lược Inchoen về hiện thực hóa quyền của người khuyết tật một cách hiệu quả nhất.

Được biết năm 2019, cả nước tuyển sinh khoảng 20.000 NKT trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng; giải quyết việc làm cho khoảng 1,508 triệu lao động, trong đó khoảng 10% là NKT. Nhiều NKT tìm kiếm được việc làm, dần dần làm chủ cuộc sống, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đặc biệt, nhiều NKT trở thành người đứng đầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, giải quyết việc làm cho nhiều người cùng cảnh ngộ khác tại địa phương. Cùng với đó là triển khai Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2017 của Chính phủ về Chương trình tín dụng cho vay giải quyết việc làm, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện Chương trình tín dụng cho vay giải quyết việc làm, trong đó có cho vay ưu đãi đối với NKT và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là NKT. Năm 2019 đã hỗ trợ cho 2.277 NKT vay vốn để tạo việc làm, duy trì việc làm và mở rộng việc làm...

Hiện cả nước có hơn 2.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hưởng chế độ ưu đãi. Trên 15.000 lao động là người khuyết tật đang làm việc tại hơn 400 cơ sở sản xuất kinh doanh của người khuyết tật và khoảng trên 16.000 lao động khuyết tật khác đang làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình hoặc tự tạo việc làm. Ước tính bình quân mỗi năm trên cả nước có khoảng 3.000 NKT và gia đình có NKT được hỗ trợ sinh kế dưới các hình thức: cải thiện điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ máy móc, công cụ sản xuất, cây con giống.

Viecj lam cho NKT2

Mặc dù vậy, bên cạnh đó vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức trong việc giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Trong đó, tỷ lệ người khuyết tật sau đào tạo nghề tìm được việc làm còn thấp và chủ yếu là tự tạo việc làm. Nguyên nhân do 80% người khuyết tật sống ở nông thôn, trình độ văn hóa thấp, thiếu thông tin về việc làm. Bản thân người khuyết tật thường sống khép kín, thụ động, cộng thêm những rào cản xã hội như thái độ phân biệt, đối xử... nên không quan tâm đến việc tìm việc làm. Các đơn vị, tổ chức sử dụng lao động cũng chưa sẵn sàng nhận NKT vào làm việc, vì hiệu quả làm việc của họ không cao và họ không chủ động được một số hoạt động như những người bình thường.

Cơ chế, chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp có lao động là người khuyết tật vẫn chưa thật sự khuyến khích các doanh nghiệp nhận NTK vào làm. Thực tế, rất ít doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật đạt được tỷ lệ từ 30% trở lên trong tổng số lao động để được thuộc diện hưởng chính sách ưu tiên, số doanh nghiệp đủ điều kiện hưởng lại gặp nhiều khó khăn khác khi tiếp cận chính sách, đặc biệt là ưu đãi về tín dụng, về thuế, về mặt bằng sản xuất kinh doanh… Có không ít doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm nhưng chờ đợi mãi vẫn không được miễn giảm thuế. Điều này cho thấy, số lượng doanh nghiệp có sử dụng lao động là người khuyết tật tiếp cận được chính sách ưu đãi rất hạn chế.

Để đảm bảo bài toán việc làm cho người khuyết tật, việc xây dựng chính sách cũng như hỗ trợ cho người khuyết tật cần phải nhìn nhận từ quan điểm coi người khuyết tật không chỉ là đối tượng cần được ưu tiên, mà họ còn cần được nhìn nhận là lực lượng lao động tiềm năng, có vai trò tích cực với xã hội. Việc tạo ra việc làm phù hợp với người khuyết tật sẽ thúc đẩy họ tạo ra của cải cho xã hội.

 -  Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.

    - Khuyến khích người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật. Người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật.     

    - Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc. cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn trái với quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.

    - Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hưởng các chính sách ưu đãi sau đây:

Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.

Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế; Vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật; Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên. Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% đến dưới 70% lao động là người khuyết tật.   

Tin liên quan