Đây là nhiệm vụ và giải pháp đầu tiên trong 7 nhiệm vụ và giải pháp được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Kế hoạch Tổ chức thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 1/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật (Ban hành kèm theo Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 – sau đây gọi tắt là Kế hoạch 753).

Kế hoạch 753 được Thủ tướng phê duyệt gồm 4 mục và 1 bản Phụ lục kèm theo, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Nội dung 4 mục quy định tại Kế hoạch 735, gồm: I. Mục đích, yêu cầu; II: Nhiệm vụ và giải pháp; III: Kinh phí thực hiện; IV: Tổ chức thực hiện.

                                    

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

7 nhiệm vụ và giải pháp được quy định tại Kế hoạch 735 gồm: 1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về người khuyết tật (NKT); 2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về NKT; 3. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp NKT; 4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội đối với các tổ chức của NKT; 5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức của NKT; 6. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, khen thưởng; 7. Một số nội dung, giải pháp khác.

Theo đó, nhiệm vụ và giải pháp “Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về người khuyết tật” được Kế hoạch 735 quy định cụ thể như sau:

“- Thường xuyên, liên tục tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về công tác người khuyết tật gắn với việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp luật có liên quan, trọng tâm là Luật Người khuyết tật và Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đặc thù cho người khuyết tật theo quy định tại Điều 20 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng thời lượng phát sóng chương trình truyền hình có sử dụng phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu.

- Biên soạn, phát hành bằng hình thức phù hợp tài liệu truyền thông nhằm giảm định kiến, kỳ thị đối với người khuyết tật; hướng dẫn truyền thông về người khuyết tật.

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhân dịp Ngày người khuyết tật Việt Nam (18/4) và Ngày người khuyết tật thế giới (3/12); nghiên cứu tổ chức Diễn đàn quốc gia về người khuyết tật hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức xã hội về công tác người khuyết tật, kết nối trách nhiệm và tăng cường đối thoại giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân; thu hút, biểu dương các sáng kiến hữu ích về trợ giúp người khuyết tật.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện phát huy năng lực của người khuyết tật và các tổ chức người khuyết tật để làm tốt vai trò đại diện, tập hợp, đoàn kết, là cầu nối giữa người khuyết tật với Đảng, Nhà nước.

- Phát hiện, biểu dương, tuyên truyền sâu rộng trong xã hội những tấm gương tiêu biểu về người khuyết tật, công tác trợ giúp người khuyết tật.”./.

Theo hoanhap.vn

Tin liên quan