Câu chuyện về người thầy đặc biệt, truyền nghị lực cho nữ MC khiếm thị có lẽ cũng là câu chuyện truyền cảm hứng cho mỗi chúng ta.
Có một người thầy tìm thấy "đôi mắt thứ hai" của cô học sinh khiếm thính từng tự ti, sợ đến lớp
Lê Hương Giang (sinh năm 1995) được nhiều người biết đến khi trở thành nữ MC khiếm thị đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Đến thời điểm hiện tại, cô nàng có tổng cộng cô 12 năm theo nghề nói và hiện đang là MC của chương trình "Cuộc sống vẫn tươi đẹp" VTV4.
Giang sinh ra với căn bệnh bẩm sinh về mắt. Sáu năm đầu đời, khi thị lực chỉ đạt 1/10, người thân của Giang đã cố hết sức chạy chữa khắp nơi nhưng không có hy vọng. Sau nhiều năm chạy vạy tìm cách chữa trị, cả Giang và gia đình đều đón nhận sự thật một ngày nào đó, chút ánh sáng ít ỏi trong đôi mắt của con gái sẽ biến mất. Lên cấp 2, thay vì chữa trị, gia đình tập trung cho cô đi học.
Hương Giang - nữ MC khiếm thị đầu tiên của VTV.
Lớn lên trong bóng tối, Giang không nhìn cuộc sống bằng cửa sổ tâm hồn mà qua cảm nhận từ trái tim và các giác quan còn lại. Nhưng không phải ngẫu nhiên, một cô gái chịu nhiều thiệt thòi lại có thể vượt qua bóng tối ấy. Ngoài gia đình, Giang còn nhắc đến 1 người thấy - người đã gọi lại sự tự tin trong con người cô và đưa cô đến với công việc làm báo.
"Thầy Đào Ngọc Huỳnh, là nghệ sĩ gốm và mỹ thuật là người dạy những đứa trẻ khiếm thị như mình môn nghệ thuật đầu tiên ở ngôi trường Nguyễn Đình Chiểu. Hơn hết, thầy là người là dạy cho mình biết khả năng của bản thân, quan trọng nhất là dạy cho mình cách sống.
13 năm về trước, mình gặp gỡ thầy Huỳnh khi con thầy là học sinh mắt sáng, học hòa nhập cùng trẻ khiếm thị. Thầy có nhìn thấy những học sinh khiếm thị chúng mình và đã đề nghị ban giám hiệu nhà trường đến dạy chúng mình làm gốm".
Giang tâm sự, đây là thời điểm Giang cô gặp nhiều bất ổn tâm lý nhất bởi vì bị bắt nạt học đường. Và nghệ thuật là cách thầy giúp Giang và những người bạn thể hiện tâm lý, những tâm sự, tâm trạng của mình khi không nói được những điều ấy thành lời...
Giang nhớ lại: "Mình còn nhớ mình đã làm rất nhiều bình hoa, nhưng bình hoa nào cũng có nhiều cửa sổ. Nó giống như 1 cách mình muốn được bước ra thế giới bên ngoài, được ai đó yêu thương, được lắng nghe, được chia sẻ.
Một lần khác, khi mình học lớp 8, thầy dắt chúng mình đến làng gốm Bát Tràng để giao lưu. Khi phóng viên hỏi vì sao lại để học sinh của mình khắc lên nó không vuông vắn, tròn trịa mà góc cạnh, sứt sẹo. Thầy nói, thầy muốn học sinh của mình hoàn thành những miếng ghép nhỏ của cuộc sống để làm thành cuộc đời, cho dù những mảnh ghép đó có không hoàn thiện.
Chính khoảnh khắc đó, mình muốn thay đổi cuộc đời mình. Cho dù cuộc sống có bao nhiêu thử thách, có bao nhiêu gam màu tối thì em cũng trân trọng nó và sẽ tự mình vẽ lên những bức tranh có những gam màu sáng- tối của cuộc đời mình".
Sau chuyến đi đó, Giang bắt đầu học đàn, học hát, học đan khăn và tham gia rất nhiều hoạt động của trường. Từ đó, sự tự tin đã quay trở lại với cô bạn. Cũng nhờ người thầy đặc biệt ấy mà Giang và những bạn học được trò chuyện với rất nhiều người mắt sáng qua những vị khách mà thầy mời đến lớp.
Khi ấy, Giang và những người bạn của mình còn nhỏ và sợ sự kì thị của mọi người nên đôi lúc để bảo vệ chính mình, những đứa trẻ ấy phải xù lông, trở nên gai góc. Nhưng thầy luôn nó với chúng: Các em là những thiên thần thầy cần bảo vệ. Chính sự bao dung, kiên trì của thầy là động lực rất lớn cho cô học trò Hương Giang tìm đến ánh sáng cuộc đời mình.
Và trong suốt cuộc hành trình của cô bạn MC khiếm thị sau này luôn người thấy ấy dõi theo. Giang kể: "Mỗi thành quả mình đạt được, thầy đều vui hơn niềm vui của mình. Ngay cả công việc đầu tiên của mình là làm báo cũng là nhờ thầy kết nối. Thầy có liên lạc với chương trình Phát thanh thiếu nhi của VOV2 để mình đi lấy tin và gửi bài đăng về cho đài. Cho đến sau này khi mình làm MC, thầy thường nhờ những người có kinh nghiệm trong nghệ hướng dẫn cho mình".
Có những người kị thị, phản đối nữ MC khiếm thị, nhưng có một người thầy luôn yêu thương vô điều kiện
Có 1 kỉ niệm đặc biệt về thầy Đào Ngọc Huỳnh mà Giang nhớ mãi không quên. Cô xúc động rơi nước mắt nhớ lại hình ảnh của 4 năm về trước khi thầy có mua 1 ngôi nhà ở cạnh 1 cây hoa sữa. Khi ấy, thầy có mời những học sinh trong lớp gốm của Giang đến nhà uống trà. Thầy tặng cô 1 chùm hoa sữa, loài hoa mà cô rất thích.
Giang nói: "Trong cuộc đời mình có hai người đàn ông tặng mình hoa sữa, là bố và thầy. Thầy có hẹn mùa hoa sữa năm sau sang nhà thầy uống trà và làm gốm. Nhưng chúng mình đã không có được ngày ấy.
Ngay trước mùa hoa sữa năm sau, thầy qua đời đột ngột trong một cơn đột quỵ. Dù đau buồn, nhưng chúng mình cảm thấy thực sự may mắn khi đã có thầy trong cuộc đời, có thầy yêu thương vô điều kiện để nhận gia những giá trị của cuộc sống, dù mình là người khuyết tật".
Mỗi năm trôi qua, Giang đều cố gắng trưởng thành hơn, cố gắng có thêm thành tích mới để ở đâu đó thầy mỉm cười và tự hào về cô học trò nhỏ của mình. Cho đến hiện tại, Giang tiếp tục đi theo bước chân của thầy. Giang luôn đồng hành, hỗ trợ các đàn em khiếm thị theo tinh thần của thầy Đào Ngọc Huỳnh.
Theo soha.vn