mahasiswa usu dapat keberuntungan usai bermain mahjong
tips kunci spin untuk hadirkan scatter hitam mahjong
maluku bangkitkan potensi mahjong bersama pgsoft untuk maju
beredar pola scatter hitam terkini di bandung sangat populer
putaran pertama membuat saldo terus bertambah mahjong ways qqcuan jadi pintu rejeki
kembali memanas usai scatter di mahjong muncul berkali-kali
diminati milenial dan gen z, mahjong ways alami kenaikan
berita populer mahjong: cara memahami pola hingga strategi bermain
beli rumah subsidi puluhan, ternyata dari hasil mahjong
beraneka ragam scatter bermunculan di mahjong ways
kakek asal bandung tertimpa rejeki nomplok berkat mahjong ways
qqcuan rilis mahjong ways dengan fitur terbaik sepanjang masa
warga sukabumi dorong ekonomi lewat mahjong ways
rahasia scatter mahjong ways yang bikin pemain betah seharian
mengintip pola scatter paling dicari di mahjong ways
banjir scatter di mahjong ways ini fakta yang bikin heboh
kenapa scatter mahjong ways selalu dinanti pemain
tips mendapatkan scatter mahjong ways tanpa ribet
pola scatter mahjong ways terbaru wajib kamu tahu
cerita pemain saat scatter mahjong ways membawa keberuntungan
slot mahjong mahjong ways 169CUAN slot bet 200 slot gacor malam ini https://kanimsurabaya.kemenkumham.go.id/dipa/ slot online malam ini
Người phụ nữ khuyết tật ở miền Tây 'biến' lá dừa thành cá, cua Cà Mau... độc đáo

Những sản phẩm từ lá dừa của người phụ nữ khuyết tật Đỗ Thị Ngọc ở miền Tây gây ấn tượng với khách du lịch bởi sự độc đáo.

Đôi chân khuyết tật, đôi tay khéo léo

Hằng ngày, bà Ngọc (53 tuổi; ngụ P.Long Hòa, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) đến bến Ninh Kiều bằng chiếc xe 3 bánh để mưu sinh. Bà cho biết, gia đình có 5 anh chị em, chỉ có bà bị khuyết tật. Trận sốt kinh hoàng lúc 5 tuổi khiến bà bị bại liệt. Nhà nghèo, hoàn cảnh lại éo le nên chuyện học hành chẳng tới đâu. Từ nhỏ, bà đã đi học đan nón lá, nhờ sự cố gắng và đôi tay khéo léo mà sớm vững tay nghề, có thể tự nuôi sống bản thân.

Người phụ nữ khuyết tật ‘biến’ lá dừa thành chiếc nón, chim chóc, cua Cà Mau - Ảnh 1.

Hằng ngày, người phụ nữ miền Tây này phải đi khoảng 7km để đến bến Ninh Kiều mưu sinh

ẢNH: THANH DUY

Kể về cơ duyên đến với nghề, người phụ nữ miền Tây này cho biết, trước đây bà đan nón lá truyền thống thuê tại một địa điểm du lịch ở Cần Thơ (không phải bến Ninh Kiều). Trong thời gian này, bà nhặt được nhiều chiếc nón bằng lá dừa của du khách đến trải nghiệm rồi bỏ lại. Thấy thích, bà nhặt về để nghiên cứu cách làm.

Bằng sự đam mê, bà tự mày mò và theo thời gian có ngón nghề thành thục như hiện nay. "Tôi tự tháo ra từng phần rồi ghi nhớ lại quy trình, cái nào khó quá thì coi thêm trên mạng. Tất cả sản phẩm là tự tôi làm ra chứ không có học thêm của ai hết", bà Ngọc chia sẻ.

Từ năm 2010, bà Ngọc tập trung "biến" lá dừa thành những sản phẩm phục vụ khách du lịch tại bến Ninh Kiều. Hiện, bà làm được nón thời trang, hoa hồng, cào cào, chim chóc, con cá, cua Cà Mau… Bà Ngọc bộc bạch: "Đây là những sản phẩm bán chạy nên tôi làm thường xuyên mang ra mời chào ở bến Ninh Kiều. Bên cạnh đó, tôi còn làm được nhiều mô hình khác như máy bay trực thăng, lầu tháp, bình hoa, giỏ xách... Do những sản phẩm này làm kỳ công nên có người đặt thì tôi mới làm".

Du khách bồi hồi nhớ… ngày xưa

Gần 15 năm làm nghề, hiện bà Ngọc có thể làm một chiếc nón bằng lá dừa chưa tới 5 phút, đan hình cá hay cua cà Mau chỉ khoảng 3 phút là xong. Có những công đoạn bà thuộc nằm lòng, cảm nhận tốt nên không nhìn vào vẫn có thể đan chính xác.

"Sản phẩm bằng lá dừa để lâu không đẹp, vì bị héo và dập. Vì vậy, tôi ít khi làm sẵn ở nhà mà ra tới chỗ bán mới làm để giữ được độ tươi bóng của lá dừa. Như vậy sản phẩm mới bắt mắt, thu hút người mua. Sáng 6 giờ tôi đã có mặt, bán đến độ 11 giờ thì về nhà", bà Ngọc bộc bạch.

Bà Ngọc nói thêm, để theo được nghề này cũng là cơ duyên, nếu không có sự hỗ trợ từ gia đình thì một mình bà là không thể. Bà Ngọc tâm sự: "Lúc tôi sinh hoạt trong hội người khuyết tật, chồng tôi là một tình nguyện viên. Cả hai có tình cảm rồi đi đến hôn nhân, dù anh ấy không bị khuyết tật như tôi. Nếu không có chồng thì tôi cũng không làm được công việc này, vì lá dừa là phải đi mua hoặc đi xin ở những nơi khác. Bây giờ toàn phải đi đến các nơi khá xa trung tâm thành phố. Dù vậy nhưng nhiều lúc còn mua không có".

Nguyên liệu làm nên những chiếc nón là bằng lá dừa tươi, lựa những tàu dừa còn non, có độ dẻo để dễ uốn phần chóp và vành nón. Trong khi đó, mô hình cào cào, chim chóc, cua Cà Mau… thì được làm bằng lá dừa nước, bởi loại lá này cứng hơn dừa tươi nên giữ phom dáng đẹp hơn. "Nón lá 20.000 đồng/cái, các con vật thì 10.000 đồng/cái. Mức giá này đã 15 năm nay rồi không thay đổi, vì nguyên liệu lá tôi mua vào người ta không lên giá", bà Ngọc nói.

Mùa nắng bán chạy hơn mùa mưa, trung bình một ngày bà Ngọc bán hơn 10 sản phẩm, trong đó nón được ưa chuộng nhất. Số tiền thu nhập hơn 200.000 đồng, tuy không quá lớn nhưng bà hài lòng, vì phù hợp với hoàn cảnh của mình. "Nhờ được mọi người yêu thương, ủng hộ nên tôi có đủ tiền trang trải cuộc sống hằng ngày, lo cho con trai đang học lớp 11. Quan trọng hơn là tôi rất yêu thích công việc này, được gắn bó với nó thì cảm thấy vui, có động lực đi làm mỗi ngày", bà Ngọc bày tỏ.

Anh Nguyễn Hoàng Phúc (30 tuổi, khách du lịch đến từ Tiền Giang) chia sẻ, hồi nhỏ tuổi thơ không có điện thoại, internet như hiện nay nên những đứa trẻ nghĩ ra nhiều trò chơi dân gian, trong đó có trò học đan lá dừa thành nhiều hình dạng khác nhau.

"Bẵng đi một thời gian học tập trên thành phố thì tôi quên đi hình ảnh này. Bây giờ bất chợt thấy những sản phẩm làm từ lá dừa thì cảm xúc khó tả, có phần bồi hồi, thương nhớ ngày xưa. Tôi nghĩ công việc của bà Ngọc cũng đang góp phần lan tỏa hình ảnh du lịch Cần Thơ, vì mang nét sông nước miệt vườn", anh Phúc nóI.

Theo Thanhnien.vn

Tin liên quan