mahasiswa usu dapat keberuntungan usai bermain mahjong
tips kunci spin untuk hadirkan scatter hitam mahjong
maluku bangkitkan potensi mahjong bersama pgsoft untuk maju
beredar pola scatter hitam terkini di bandung sangat populer
putaran pertama membuat saldo terus bertambah mahjong ways qqcuan jadi pintu rejeki
kembali memanas usai scatter di mahjong muncul berkali-kali
diminati milenial dan gen z, mahjong ways alami kenaikan
berita populer mahjong: cara memahami pola hingga strategi bermain
beli rumah subsidi puluhan, ternyata dari hasil mahjong
beraneka ragam scatter bermunculan di mahjong ways
kakek asal bandung tertimpa rejeki nomplok berkat mahjong ways
qqcuan rilis mahjong ways dengan fitur terbaik sepanjang masa
warga sukabumi dorong ekonomi lewat mahjong ways
rahasia scatter mahjong ways yang bikin pemain betah seharian
mengintip pola scatter paling dicari di mahjong ways
banjir scatter di mahjong ways ini fakta yang bikin heboh
kenapa scatter mahjong ways selalu dinanti pemain
tips mendapatkan scatter mahjong ways tanpa ribet
pola scatter mahjong ways terbaru wajib kamu tahu
cerita pemain saat scatter mahjong ways membawa keberuntungan
slot mahjong mahjong ways 169CUAN slot bet 200 slot gacor malam ini https://kanimsurabaya.kemenkumham.go.id/dipa/ slot online malam ini
Chặng đường 10 năm của lớp học 'đặc biệt' tại Bệnh viện Ung bướu TP. HCM

Những đứa trẻ còn mang nguyên kim truyền lên lớp, đang học thì chạy đi truyền thuốc, học 1-2 buổi rồi nghỉ nguyên tuần… là những hình ảnh quen thuộc của lớp học “đặc biệt” tại Bệnh viện Ung bướu TP. HCM.

Những đứa trẻ đến lớp với kim truyền còn nguyên trên tay.


Khoa Nội 3 Bệnh viện Ung bướu TP. HCM luôn ầm ĩ tiếng trẻ khóc, cười, la hét, bởi đây là khu vực dành riêng cho các bệnh nhi ung thư. Đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi loại bệnh ung thư đến từ đủ các miền của đất nước, những đứa trẻ ở đây đều có chung một điểm giống nhau: Bệnh viện là nhà. Bởi thời gian chúng nằm viện, truyền hóa chất, “vào thuốc” kéo dài ngày này qua tháng khác, gần như không có điểm dừng.

Đứa ít thì gắn bó với bệnh viện 1-2 năm, đứa nhiều thì 7-10 năm như bé Lê Quang Trường bị ung thư máu, nằm ở khoa Nội 3 đã 10 năm, Thảo Nhi 7 năm, Phú Lộc 3 năm…

Nhưng từ 10 năm nay, những đứa trẻ ở đây có thêm một niềm vui mới, đó chính là lớp học của má Phấn. Ban đầu, má Phấn dạy chữ cho những đứa trẻ ung thư ngay tại phòng bệnh, rồi dần dần, bệnh viện bố trí riêng cho khoa Nội 3 một căn phòng nhỏ làm phòng sinh hoạt chung, nơi cứ 2 buổi mỗi tuần lại vang lên rộn ràng tiếng trẻ đọc bài, tập hát. Thỉnh thoảng giữa giờ học lại có tiếng gọi: “Bé Thảo Nhi đi truyền thuốc”, “bé Phú Lộc đến giờ vô thuốc nha”…

Nét chữ ngày đầu năm học mới 2019-2020.


Ngồi đung đưa một chân trên hành lang khoa Nội 3, bé Phú Lộc (12 tuổi ở Cà Mau) vui vẻ kể chuyện: “Con bị ung thư xương, con vào viện 3 năm rồi, ăn Tết ở đây luôn nè. Từ bữa vào viện đến giờ con được về nhà ở Năm Căn có 2-3 lần thôi. Trước khi vào viện con đang học lớp 3, vô đây con học lớp cô Phấn, vui lắm, nhưng con cũng phải nghỉ nhiều vì mỗi lần truyền thuốc mất hơn 1 tuần lận”.

10 năm qua, lớp học đặc biệt này luôn giữ được “lửa” chính là nhờ “người mẹ” Đinh Thị Kim Phấn, nguyên giáo viên trường Tiểu học Đuốc Sống (Quận 1). Cơ duyên dẫn cô Phấn đến với lớp học này cũng rất tình cờ, khi đó cô đang hoạt động trong chương trình “Ước mơ của Thúy” thì được giới thiệu đến với các bệnh nhi ở đây. Trăn trở trước những đứa trẻ hàng ngày trị bệnh mà không biết đọc biết viết dù đã đến tuổi đến trường, cô Phấn đã xin Bệnh viện Ung bướu được mở lớp dạy chữ miễn phí cho trẻ.

Ban đầu lớp có 50 bé chưa từng biết chữ, sau đó số học sinh cứ tăng dần, bao gồm cả trẻ đã đi học và chưa từng đi học. Và cứ thế miệt mài trong suốt 10 năm, cô Phấn cùng các giáo viên và các em sinh viên tình nguyện cứ một tuần 2 buổi cùng học, cùng vẽ, cùng viết với các em nhỏ.

Cùng con viết những nét đầu tiên..


10 năm – đã có khoảng 1.200 em nhỏ ung thư đến với lớp học cô Phấn, trong đó có không ít bé đã mãi mãi ra đi khi chưa viết đến trang cuối của cuốn vở học trò. Không biết bao nhiêu lần cô Phấn rơi nước mắt tiễn biệt học sinh. Sau mỗi lần ấy, cô Phấn lặng thầm lưu giữ kỷ vật của các em như một cách để ghi nhận sự tồn tại của những thiên thần bé nhỏ trên đời. Những kỷ vật ấy đơn giản chỉ là cuốn vở, cây viết các em đã từng sử dụng, được xếp ngay ngắn trên kệ sách đặt tại phòng học. Hàng trăm cuốn vở đã được lưu trữ, có cuốn mới chỉ viết được mấy chữ “Con mơ làm cô giáo”…

Cô Phấn tâm sự: “Các lớp học khác thì luôn mong có đông học sinh, nhưng với lớp học của chúng tôi, tôi lại chỉ mong ngày càng ít học sinh và số vở tôi lưu giữ trong kia ngày một ít đi. Chỉ mong sao các con được chữa khỏi bệnh, được về nhà, đó là mong ước lớn nhất của tôi”.

Tin liên quan