mahasiswa usu dapat keberuntungan usai bermain mahjong
tips kunci spin untuk hadirkan scatter hitam mahjong
maluku bangkitkan potensi mahjong bersama pgsoft untuk maju
beredar pola scatter hitam terkini di bandung sangat populer
putaran pertama membuat saldo terus bertambah mahjong ways qqcuan jadi pintu rejeki
kembali memanas usai scatter di mahjong muncul berkali-kali
diminati milenial dan gen z, mahjong ways alami kenaikan
berita populer mahjong: cara memahami pola hingga strategi bermain
beli rumah subsidi puluhan, ternyata dari hasil mahjong
beraneka ragam scatter bermunculan di mahjong ways
kakek asal bandung tertimpa rejeki nomplok berkat mahjong ways
qqcuan rilis mahjong ways dengan fitur terbaik sepanjang masa
warga sukabumi dorong ekonomi lewat mahjong ways
rahasia scatter mahjong ways yang bikin pemain betah seharian
mengintip pola scatter paling dicari di mahjong ways
banjir scatter di mahjong ways ini fakta yang bikin heboh
kenapa scatter mahjong ways selalu dinanti pemain
tips mendapatkan scatter mahjong ways tanpa ribet
pola scatter mahjong ways terbaru wajib kamu tahu
cerita pemain saat scatter mahjong ways membawa keberuntungan
slot mahjong mahjong ways 169CUAN slot bet 200 slot gacor malam ini https://kanimsurabaya.kemenkumham.go.id/dipa/ slot online malam ini
Đôi tay biết đọc của cậu học trò khiếm thị

Lên 4 tuổi, cậu học sinh nghèo Trần Việt Hoàng hỏng võng mạc dẫn đến bị mù. Nghị lực phi thường đã biến cuộc đời em thành ánh sao sáng trong đêm.

Cuộc đời buồn 

Căn nhà nhỏ của mẹ con Trần Việt Hoàng (SN 2000, học sinh lớp 12A2, Trường THPT Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) nằm sâu trong thôn Liên Tân, xã Thượng Lộc. Căn nhà chừng 40m2 đủ để người mẹ và Hoàng trú nắng che mưa hơn chục năm qua.

Đôi tay 'biết đọc' của cậu học trò khiếm thị vừa giành học bổng 2,2 tỷ
Em Hoàng chia sẻ về những nghị lực phi thường của bản thân trong những năm vừa qua

Mẹ Hoàng, chị Trần Thị Sen (SN 1976) gây gộc, khuôn mặt khắc khổ vì kinh qua nhiều nỗi truân chuyên của cuộc đời. Chị Sen có hai người con, con gái đầu là Trần Thị Hà (SN 1993) nay đã có công việc ổn định, còn Hoàng bị mù từ nhỏ, hai mẹ con sống nương tựa vào nhau.

Hỏi về bố Hoàng, khuôn mặt chị Sen đượm buồn, như muốn khóc.

Hoàng sinh ra bình thường như báo đứa trẻ khác, lên năm 4 tuổi mắt Hoàng bỗng nhiên mờ dần, chị Sen một mình ôm con đi khắp bệnh viện từ địa phương đến trung ương chạy chữa, bác sĩ kết luận mắt Hoàng hỏng võng mạc.

Sau 4 lần lên bàn mổ bệnh không thuyên giảm, đến năm 7 tuổi Hoàng bị mù hẳn và sống trong bóng tối từ đó đến nay.

Hoàng là nguồn sống, là niềm hi vọng của cuộc đời. Nhưng bệnh tình đã cướp ánh sáng đôi mắt của đứa con trai khiến chị suy sụp. Đau đớn khi nghĩ về cảnh già và đứa con mù trong căn nhà chật chội, chị đã khóc rất nhiều.

Rồi chị cũng phải vùng mình dậy để sống, vì Hoàng còn ở đó, Hoàng rất ngoan và tha thiết đến trường.

Ngoài ít sào ruộng khô cằn, chị Sen học thêm nghề đan chổi đót, đang được cái nào mang ra chợ bán, thi thoảng, một vài trường học trên địa bàn thương tình nhận mua số chổi đót dùm. Tiền làm ra nuôi sống cả nhà, đầu tư cho Hoàng và người chị học hành. Dù thiếu thốn nhưng chị em Hoàng vẫn đến trường đều đặn như bạn cùng trang lứa.

Giữa cái nắng tháng 4 ở Hà Tĩnh nghe chị kể về cuộc đời chúng tôi khiến chúng tôi rùng mình, toàn thân như có làn gió lạnh chạy xuyên sống lưng, chúng tôi buồn, bà Sen cũng rơm rớm nước mắt.

Uớc mơ làm nhà tâm lý học

Mắt Hoàng mắt mù nhưng tâm sáng. Biết người mẹ khổ cực nên em nỗ lực học hành. Mắt không nhìn thấy con chữ nhưng đôi tay em “biết đọc”. Đổi lại, em không những theo kịp bạn bè mà còn trở thành học sinh xuất sắc của trường.

Đôi tay 'biết đọc' của cậu học trò khiếm thị vừa giành học bổng 2,2 tỷ
Chị Sen, 43 tuổi, kể về thời gian cần mẫn làm chổi đót nuôi con khôn lớn
 

Ngày 16/4 vừa qua, tin giành được học bổng trị giá 2,2 tỷ đồng của Trường Đại học Fulbright Việt Nam danh tiếng khiến cho mọi người càng khâm phục nghị lực sống của em.

Hoàng cho biết, lúc bị mù em rất buồn, em không thể nô đùa như bàn bè, nhiều lúc em chán chường với cuộc sống, nhưng vì thương mẹ, em đã đứng dậy để chống chọi với số phận.

Những ngày đầu đi học là thời điểm ác mộng đối với em. Em đến trường trong bóng tối, nghe cô giáo giảng bài bằng đôi tai và “đọc” con chữ bằng đôi tay.

Suốt 12 năm qua, Hoàng đến trường được mẹ đưa đón, đôi lúc được bạn bè giúp đỡ. Cuộc sống với Hoàng rất bình lặng nhưng sự cố gắng của em luôn sục sôi. Nhiều năm Hoàng luôn là học sinh giỏi, đạt nhiều thành tích cao trong các cuộc thi của trường, tỉnh.

Những năm phổ thông, Hoàng bắt đầu làm quen dần với điện thoại. Mắt em mù nhưng vẫn sử dụng điện thoại như người thường là nhờ một số phần mềm hỗ trợ. Cũng những năm này, Hoàng tình cờ vào mạng xã hội và quen một số thầy cô ở quỹ Khát vọng.

“Quỹ Khát vọng hướng đến giúp đỡ những em học sinh khiếm thị, mồ côi. Quỹ có hơn 250 tình nguyện viên, những tình nguyện viên này là sinh viên đang theo học tại các trường đại học, trong cao đẳng trên cả nước. Khi em kết nối được với thầy cô trong quỹ thì được quỹ cử một sinh viên trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ em kết nối với Trường Đại học Fulbright” – Hoàng nói.

Tháng 11/2018, dưới sự hướng dẫn của Trường Đại học Fulbright Việt Nam, Hoàng đã nộp hồ sơ vào dự tuyển suất học bổng, sau gần 5 tháng chờ đợi, Hoàng cùng người mẹ vỡ òa trong hạnh phúc khi nhà trường thông báo Hoàng nhận được gói học bổng trị giá 2,2 tỷ đồng.

“Lúc đầu mới làm hồ sơ em rất lo lắng vì khi bước vào các vòng thi đầu em tự tin đưa ra những ý tưởng để làm bài luận khá tốt, vòng thi sau em nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ của thầy cô, bạn bè nên đã vượt qua được các vòng thi” – Hoàng nói.

Chị Sen cho biết, ngày 16/4 là thời điểm nhà trường thông báo kết quả thi tuyển của Hoàng nên khá lo lắng. Đến gần 12h đêm nhưng vẫn Hoàng vẫn không nhận được hồi âm từ phía nhà trường.

Đến khoảng 2h sáng hôm sau Hoàng thông báo là nhà trường đã gửi email thông báo nhận được học bổng.

Hoàng không chỉ học giỏi mà có còn có nhiều tài lẻ, đặc biệt là thổi sáo khá hay.

“Ước mơ của em say này sẽ làm nhà tâm lý học, em cũng mong muốn sau này có điều kiện để giúp đỡ trẻ em nghèo, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn như em” - Hoàng tâm sự.

Theo vietnamnet.vn

Tin liên quan