“Không bao giờ bỏ con lại phía sau” chính là khẩu hiệu hành động của Hội gia đình trẻ bại não Việt Nam (CPFAV). Trong suốt 3 năm qua, CPFAV đã xây dựng được mạng lưới chi hội trên cả nước, kết nối 30 Nhà xanh lá khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ bại não...

Ngoi nha sieu nhan

Hội được chính các cha mẹ có con bị bại não (CP) chung tay thành lập ngày 22.9.2017 và trở thành một tổ chức chính danh của cha mẹ trẻ bại não trên cả nước.

Khóc đủ rồi, mình cùng đứng dậy thôi con!

Có lẽ rằng không có một thành viên nào trong hội CPFAV không từng trải qua giây phút bàng hoàng, đau đớn khi biết con mình mắc căn bệnh bại não. Và trong hành trình chạy chữa cho con, không biết bao lần lặng khóc, bao lần day dứt cho quá khứ, khổ đau cho hiện tại và sợ hãi cho tương lai. Nhưng rồi tình yêu bao la của họ dành cho con đã biến nỗi đau ấy thành sức mạnh, để rồi họ tự nhủ với lòng mình và với con: “Khóc đủ rồi, mình cùng đứng dậy thôi”.
Chị Đinh Thị Lan Anh (SN 1980, ngụ Hà Đông, Hà Nội) là một trong số những mẹ có con bị bại não. Lập gia đình hơn 10 năm chị mới nhận được tin vui: bé Kẹo (tên thật là Diệp Anh) chào đời. Nhưng niềm vui vừa tới thì cũng là lúc chị sốc nặng khi nghe bác sĩ kết luận con mình bị tổn thương não. Nỗi đau khổ của một người mẹ mong ngóng con suốt 10 năm, rồi lại phải hay tin con mình mắc căn bệnh quái ác ấy khiến tâm hồn chị như chết lặng. Nhưng nhìn con bé bỏng trên tay chị lại tự nhủ lòng mình phải đứng lên, phải mạnh mẽ để vực con dậy.
Sau khi lấy lại tinh thần, chị Lan Anh bắt đầu quá trình học hỏi không ngừng để có kiến thức chăm sóc con. Chấp nhận từ bỏ ước mơ còn dang dở là học tiến sĩ luật, chị chọn con đường học tập gắn liền với việc chữa trị của con. Ngoài việc đưa con đi tập vật lý trị liệu, chị còn tham gia lớp diện chẩn, bấm huyệt để có thể tự trị liệu cho con hàng ngày. Đồng thời, chị tích cực đưa con ra ngoài, cho con đi du lịch để con cảm nhận cuộc sống. Nhờ sự cố gắng ấy, bé Kẹo tiến bộ từng ngày. Sự tiến bộ của con, dù rất nhỏ là niềm vui vô bờ bến đối với chị.
Người mẹ thứ hai cũng vô cùng bản lĩnh là chị Phương Hà. Sau khi sinh bé đầu lòng mắc chứng CP, chị cũng trải qua đủ các cung bậc cảm xúc như tất cả các bậc cha mẹ cùng hoàn cảnh. Con gái chị mắc chứng bại não đặc biệt nặng, chị đưa con đi khắp từ Bắc chí Nam, cả trong và ngoài nước nhưng cũng chỉ nhận lại cái lắc đầu từ các bác sĩ. “Tôi nhớ mình đã im lặng, tôi mỉm cười và bế con về nhà. Tôi nhớ mình đã đóng cửa phòng lại và khóc. Tôi tự cho mình được khóc chỉ trong ngày hôm ấy”, chị Phương Hà kể lại. Và cuối cùng, chị quyết định trở thành “bác sĩ” của con.
lananh_oovf
Chị Lan Anh cùng con trong một chuyến du lịch
Theo thanhnien.vn

Tin liên quan