Trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư, mỗi ngày trên cả nước ghi nhận số lượng lớn người phải cách ly, theo dõi, điều trị do bị nhiễm Sars-CoV-2 hoặc tiếp xúc gần với trường hợp mắc Covid-19. Một phần trong số những người này là trẻ em. Vì vậy, việc cách ly cũng như phòng chống dịch Covid-19 đối với trẻ em là rất cần thiết, đặc biệt là đối với trẻ em khuyết tật.

Để đảm bảo điều kiện sinh hoạt an toàn, thuận lợi cho trẻ em nói chung, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: trẻ em khuyết tật, trẻ em đang điều trị bệnh tại các cơ sở y tế, trẻ em lang thang, cơ nhỡ ….  trong thời gian cách ly, theo dõi, điều trị, Bộ Y tế - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã kịp thời ban hành Công văn số 7020/BYT-MT ngày 25/8/2021 về việc cách ly phòng, chống dịch Covid-19 đối với trẻ em (Sau đây gọi tắt là Công văn số 7020) thay thế cho Công văn số 897/BYT-MT ngày 07 tháng 02 năm 2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn cách ly y tế cho trẻ em dưới 15 tuổi. Trong đó, nổi bật một số vấn đề như sau:

1. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em được đi cùng/ở cùng

Trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương, nhất là đối với những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khác mọi người: trẻ khuyết tật, trẻ vô gia cư. Do đó, khi bị mắc Covid-19 hay tiếp xúc gần với những người mắc Covid-19 thì sẽ phải đi điều trị và cách ly y tế. Việc để trẻ điều trị hoặc cách ly một mình sẽ tác động đến tâm lý của trẻ, từ nhỏ trẻ đã quen với môi trường sống gần cha, mẹ, người thân nay nếu phải một mình đến bệnh viện hoặc nơi cách ly tập trung khi không có người thân sẽ khiến trẻ lo lắng, sợ hãi. Cũng như trẻ chưa thể tự mình thực hiện việc chăm sóc bản thân, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Ảnh minh họa

Theo đó, tại Công văn số 7020, Bô y tế cho phép cha/mẹ/người chăm sóc được đi cùng trẻ đến cơ sở y tế/cơ sở cách ly y tế tập trung hoặc được ở cùng với trẻ em cách ly tại nhà tại nơi lưu chú để chăm sóc và phải có cam kết tự nguyện cách ly cùng trẻ em và thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

Trong trường hợp ca/mẹ/người chăm sóc trẻ em không thể đi cùng để chăm sóc trẻ thì chính quyền địa phương hỗ trợ, bố trí người chăm sóc cho trẻ, chỉ định cán bộ trong cơ sở y tế/cơ sở cách ly tập trung hoặc người tình nguyện chăm sóc trẻ và người đó phải có kiến thức, kỹ năng trong chăm sóc, hỗ trợ trẻ em và đảm bảo đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 Luật trẻ em số 102/2016/QH13; đảm bảo trẻ em được duy trì liên lạc thường xuyên với gia đình, người thân để giảm tối đa sự khủng hoảng, căng thẳng, lo âu của trẻ em.

Như vậy, nếu trẻ khuyết tật điều trị hoặc cách ly y tế tập trung thì cha/mẹ/người chăm sóc sẽ được đi cùng. Trong trường hợp không có người đi cùng thì sẽ được bố trí người chăm sóc đảm bảo trẻ được thoải mái nhất trong thời gian điều trị, cách ly xa nhà, xa gia đình.

2. Đối với trẻ em dưới 16 tuổi là người Việt Nam, có tiếp xúc gần với trường hợp mắc Covid-19

Thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với người nghi ngờ nhiễm SARS-COV-2, tiếp tục theo dõi sức khoẻ trong 14 ngày tiếp theo; Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cho trẻ em và cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em theo quy định về cách ly tại nhà. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

3. Đối với trường hợp trẻ em dưới 18 tuổi là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam cùng cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em:

- Đối với trẻ em và cha/mẹ/người chăm sóc trẻ emcó kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP) trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận, đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 thì thực hiện cách ly tập trung 07 ngày kể từ ngày nhập cảnh, tiếp tục theo dõi sức khoẻ tại nhà trong 07 ngày tiếp theo

- Đối với trẻ em chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng Covid-19

+ Trường hợp cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em đáp ứng đủ các điều kiện tại Công văn số số 6288/BYT-MT ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Bộ Y tế thì trẻ em cùng cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em thực hiện cách ly tập trung 07 ngày kể từ ngày nhập cảnh, thực hiện cách ly tại nhà trong 7 ngày tiếp theo và tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 28 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Lấy mẫu xét nghiệm SARS-COV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7, ngày thứ 14 kể từ ngày nhập cảnh.

+ Trường hợp cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ vắc xin phòng chố Covid-19: trẻ em thực hiện cách ly tập trung 14 ngày cùng cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em kể từ ngày nhập cảnh; theo dõi sức khỏe tại nhà trong 14 ngày tiếp theo. Lấy mẫy xét nghiệm SARS-COV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 14 kể từ ngày nhập cảnh.

+ Trẻ em dưới 18 tuổi là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh nhưng cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em ở Việt Nam: trẻ em thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú cùng cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em trong 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Lấy mẫu xét nghiệm SARS-COV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 14 kể từ ngày trẻ em nhập cảnh.

Ngoài ra, đối với trường hợp trường hợp trẻ em được đưa đến cơ sở y tế để cách ly, theo dõi và điều trị Covid-19: cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em được đến cơ sở y tế để chăm sóc trẻ em và phải ký cam kết tự nguyện vào chăm sóc trẻ sau khi được giải thích về các nguy cơ lây nhiễm Covid-19 và phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong cơ sở y tế.

Như vậy, nếu trẻ khuyết tật có mắc hoặc tiếp xúc gần với người mắc Covid-19 thì việc đi điều trị tại các cơ sở y tế tập trung hoặc cách ly y tế (đối với cả trường hợp trẻ em Việt Nam và trẻ em nước ngoài) thì được thực hiện theo hướng dẫn trên của Bộ Y tế.

Với những nỗ lực, công sức của Đảng, Nhà nước cùng toàn thể nhân dân, hy vọng dịch bệnh sẽ mau chóng được đầy lùi để trẻ em được đến trường học tập, vui chơi và phát triển.
Theo donghanhviet.vn

Tin liên quan