Nhằm phát huy vai trò, thể hiện trách nhiệm của tổ chức Đoàn trong công tác hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên yếu thế, với tâm thế, lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, thời gian qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo và hiệu quả giúp thanh niên yếu thế xóa bỏ mặc cảm, hòa nhập cộng đồng, trở thành những người có ích cho xã hội.

Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có khoảng trên 300.000 thanh niên. Nhằm phát huy vai trò, thể hiện trách nhiệm của tổ chức Đoàn trong công tác hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên yếu thế bằng các giải pháp cụ thể, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã ban hành hướng dẫn số 19-HD/TĐTN-ĐKTHTN ngày 21/8/2018 về hướng dẫn xây dựng mô hình, giải pháp tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ thanh thiếu niên yếu thế giai đoạn 2017 - 2022; Công văn số 607-CV/TĐTN-ĐKTHTN, ngày 13/3/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn về việc tổ chức các hoạt động giúp đỡ thanh thiếu niên yếu thế, chậm tiến trở nên tiến bộ năm 2019 đồng thời chỉ đạo 100% Đoàn các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh xây dựng được ít nhất 01 mô hình, giải pháp tư vấn giúp đỡ, hỗ trợ thanh thiếu niên yếu thế. Các nhóm thanh thiếu niên yếu thế được tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tập trung hỗ trợ đó là người khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình nằm trong diện hộ nghèo, cận nghèo; thanh niên thất nghiệp đang nỗ lực kiếm việc làm; thanh thiếu niên chậm tiến, sau cai nghiện và thanh thiếu niên hoàn lương.

Anh 1_4

Ngay từ đầu năm 2019, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các huyện, thị, thành đoàn rà soát, đăng ký hỗ trợ, giúp đỡ và cảm hoá thanh thiếu niên chậm tiến, chủ động báo cáo và phối hợp với cấp uỷ, chính quyền và các cơ quan chức năng tại địa phương như: Công an, Mặt trận Tổ quốc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ họ tái hoà nhập cộng cộng. Cùng với đó, các tổ chức Đoàn thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng các phạm nhân mãn hạn tù của địa phương, các đối tượng thanh niên chậm tiến... để xây dựng kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ cụ thể như: hỗ trợ dạy nghề miễn phí, tư vấn và giới thiệu việc làm.

Kết quả, tính đến cuối năm 2019, các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh đã có 37 mô hình, giải pháp hỗ trợ thanh niêu yếu thế được xây dựng và triển khai có hiệu quả. Trong đó phải kể đến Mô hình tổ chức vận động tham gia các hoạt động Đoàn - Hội, động viên, hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên khuyết tật, chậm phát triển tại địa phương (xóm Ao Sen, xã Động Đạt, huyện Phú Lương), Mô hình Hỗ trợ, tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên yếu thế, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa phương (xóm Khe Ván, xã Phủ Lý, huyện Phú Lương). Mô hình vận động tham gia các hoạt động Đoàn - Hội, động viên, hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên khuyết tật, thiểu năng trí tuệ (xóm Khau Lai, xã Ôn Lương, huyện Phú Lương). Mô hình hỗ trợ việc làm, phát triển kinh tế cho thanh niên mắc bệnh hiểm nghèo, khuyết tật bẩm sinh (xóm Mấu 1, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương); Mô hình vận động xã hội hóa các nguồn lực, các tổ chức Đảng, Đoàn thể tại địa phương hỗ trợ, động viên thiếu nhi yếu thế, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa phương (xóm Kết Thành, xã Hợp Thành, huyện Phú Lương). Mô hình vận động, hỗ trợ thanh niên yếu thế, thiểu năng trí tuệ, gia đình đặc biệt khó khăn tại địa phương (xóm Cây Thị, xã Yên Lạc, huyện Phú Lương); Mô hình giáo dục, động viên, thăm hỏi, nhắc nhở, cảm hoá, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế, tái hoà nhập cộng đồng, giới thiệu việc làm thành công cho các đối tượng là thanh niên vi phạm pháp luật, thi hành án tù treo vì tội trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, thanh niên mãn hạn tù…

Anh 2_4

Có thể nói, với sự chỉ đạo sát sao, sự vào cuộc của các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh, các giải pháp, mô hình hỗ trợ thanh niên chậm tiến của tỉnh Đoàn Thái Nguyên đã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần giúp đỡ nhiều thanh niên khuyết tật, thanh niên chậm tiến, lầm lỡ vượt qua mặc cảm, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Theo báo cáo sơ bộ, đã có 180/180 Đoàn thanh niên các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh tổ chức rà soát, đăng ký giúp đỡ, cảm hóa 161 đối tượng thanh niên chậm tiến trong độ tuổi thanh niên do tổ chức Đoàn quản lý. Kết quả, có 145 thanh niên chậm tiến được được tổ chức Đoàn hỗ trợ, giúp đỡ thành công trở nên tiến bộ.  

Theo anh Ngô Thế Hoàn, Uỷ viên BTV Trung ương Đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn Thái Nguyên: “Qua thời gian thực hiện các giải pháp, mô hình hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên yếu thế giai đoạn 2017-2022, các đoàn viên, thanh niên tỉnh Thái Nguyên đã có những nhận thức quan trọng về thanh niên yếu thế và các hình thức hỗ trợ thanh niên yếu thế. Các mô hình này tuy về giá trị vật chất không lớn, nhưng mang ý nghĩa thiết thực, góp phần tích cực khơi dậy niềm tin vượt lên chính mình để các thanh niên yếu thế vươn lên hoà nhập cộng đồng. Thời gian tới, Ban Thường vụ tỉnh Đoàn Thái Nguyên sẽ tiếp tục duy trì tốt hoạt động của các mô hình, giải pháp này đồng thời tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên tích cực tìm hiểu những hoàn cảnh đoàn viên, thanh niên yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời hỗ trợ, có phương thức tổ chức các mô hình hiệu quả góp phần giúp các đoàn viên tự tin lập thân, lập nghiệp”.

Tin liên quan