Trong những ngày qua, bộ phim Zero to Hero đang gây tiếng vang lớn tại Hong Kong. Nhân vật chính trong phim được xây dựng từ nguyên mẫu Tô Hoa Vỹ, một vận động viên điền kinh khuyết tật nổi tiếng.
Người mẹ 26 tuổi và đứa con bị khuyết tật
Tô Hoa Vỹ từng tham gia 4 kỳ Paralympics (thế vận hội dành cho người khuyết tật), giành được 6 huy chương vàng. Anh là người phá kỷ lục thế giới dành cho người khuyết tật ở cự ly 100m và 200m dành cho nam. Đằng sau những thành tích phi thường đó của Tô Hoa Vỹ, không thể không kể đến người mẹ của anh.
Năm 1981, khi mới 6 tháng tuổi, Tô Hoa Vỹ được bác sĩ chẩn đoán mắc chứng vàng da hiếm gặp, gây co cứng cơ, thính giác yếu. Cậu bé được chẩn đoán là sẽ không thể tự chủ sinh hoạt cả đời. Nghe tin đó về con, bà A Trinh – vốn là một công nhân vô cùng bàng hoàng, đau xót. Thương con, bà bắt đầu hành trình làm việc nhiều gấp đôi người khác để kiếm tiền mua máy trợ thính và chữa bệnh cho con. Khi 4 tuổi, Tô Hoa Vỹ vẫn chưa thể tự đi được. Mọi sinh hoạt đều nhờ mẹ, khi di chuyển bà A Trinh đều cõng con.
Dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng bà A Trinh không chấp nhận sự thương hại của mọi người, bà luôn muốn con trai được đối xử như những đứa trẻ bình thường. Một lần, người bán hàng nước cảm thông cho hoàn cảnh của 2 mẹ con mà tặng Tô Hoa Vỹ một chai nước ngọt, nhưng bà kiên quyết không nhận: Tại sao bác cho Hoa Vỹ mà không cho những đứa trẻ khác? Nói rồi bà rút tiền ra trả.
A Trinh luôn đem con đi cùng khi đi làm. Để giúp con tập đi, bà từng đặt cậu bé lên băng chuyền trong nhà máy mình làm việc, đằng sau là lò nước hơi nóng. Cách thức của bà quả thực có phần cực đoan khi ép con trai 4 tuổi, khuyết tật phải tự tìm cách thoát khỏi nguy hiểm.
"Đứng dậy, nếu không chúng ta cùng chết", bà hét lớn. Nhưng Tô Hoa Vĩ chẳng thể nghe, hiểu lời mẹ nói. A Trinh đành chấp nhận bấm nút dừng băng chuyền. Nhưng không ngờ rằng, đúng lúc đó, Hoa Vỹ cũng từ từ đứng lên, tay vịn vào lan can băng chuyền mà đi về phía mẹ. Đó là lần đầu tiên cậu bé đứng trên đôi chân của mình.
"Vì con tôi có cơ thể không được bình thường nên tôi phải ép con lớn lên. Chỉ có như vậy mới giúp con có một tương lai tốt hơn", bà A Trinh nói.
Cứ luyện tập kiên trì cùng mẹ như vậy, khi 5 tuổi Tô Hoa Vỹ đã có thể tự bước đi. 8 tuổi, cậu bé biết tự buộc dây giày. Sau đó, cậu bé theo học một trường học dành cho trẻ khuyết tật.
Năm 10 tuổi, một lần nữa Tô Hoa Vỹ bất ngờ thể hiện tài năng chạy của mình. Trong một lần bị những đứa trẻ bụi đời đuổi theo cướp tiền, Hoa Vỹ đã cố gắng chạy để thoát thân. Chứng kiến cảnh đó, người mẹ rất vui mừng vì biết đã tìm ra lối thoát cho cuộc đời con trai. Vài ngày sau đó, bà A Trinh ghi danh cho con trong lớp học điền kinh.
Nỗ lực phi thường để tìm đường cho tương lai
Trước khi bắt đầu học điền kinh, mọi sinh hoạt của Tô Hoa Vỹ đều rất khó khăn. Cậu phải rất nỗ lực để có thể tự đi bộ một mình tới bến xe bus cách nhà 1km. Thính lực của Hoa Vĩ cũng là một vấn đề lớn. Khi học điền kinh, mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, các bạn đều chạy đi, riêng Hoa Vỹ vẫn đứng nguyên tại chỗ vì không nghe thấy. Mệt mỏi, chán nản, nhiều hôm cậu bé đứng khóc giữa đường tập.
Nhưng bà A Trinh luôn bên cạnh con trai, động viên và hỗ trợ con: "Đừng dùng sức để khóc, thay vào đó hãy chạy đi. Hãy nhìn mẹ, chạy đi". Lời cổ vũ của mẹ giúp Hoa Vỹ xốc lại tinh thần. Mỗi khi thấy con mệt mỏi, người mẹ lại động viên: "Ánh sáng dù le lói vẫn có thể soi sáng đường phía trước. Con đường dù gập ghềnh tới đâu vẫn có thể dẫn tới tương lai".
Mỗi ngày, 2 mẹ con đều chạy cầu thang để luyện khả năng giữ thăng bằng. Hoa Vỹ tập đi tập lại vị trí xuất phát để bù đắp cho thính lực yếu. Kết quả là, cậu bé bị vô số vết thương, đầu gối tím bầm, chân tay bật móng nhiều lần. Thế nhưng cậu bé vẫn kiên cường: "Con thích cảm giác chạy với những cơn gió tạt ngang mặt, tiếng cổ vũ của mẹ. Con sẽ chạy đến khi không còn sức nữa".
Tô Hoa Vỹ đoạt huy chương vàng đầu tiên của mình ở nội dung 4x100 m tiếp sức nam tại Paralympic Atlanta 1996 (Ảnh: Harpersbazaar HK)
Năm 1996, Tô Hoa Vỹ lần đầu tham gia cuộc thi tầm cỡ thế giới Paralympic Atlanta. Hoa Vỹ giành huy chương vàng nội dung 4x100m tiếp sức nam. Ở Paralympic 2000 ở Sydney (Australia), Tô giành huy chương vàng cá nhân 100m, 200m, 400m và huy chương vàng đồng đội 4x100m tiếp sức.
Sau những thành tích của con trai, bà A Trinh nói: "Trước đây, không ai đối xử với con như người bình thường, vì thế con phải trở nên phi thường".
"Con phải chạy, như thế mới không bị coi thường"
Tuy đạt được những thành tích cao tầm cỡ quốc tế, nhưng Tô Hoa Vỹ vẫn không có nhiều tiền. Mức trợ cấp của một VĐV phá kỷ lục thế giới chỉ 3.000 HKD (8,7 triệu đồng). Để duy trì cuộc sống, Hoa Vĩ đi làm shipper, mỗi tháng kiếm thêm được 7.000 HKD nữa.
Bởi vậy, quãng thời gian nghỉ việc để thi đấu rất khó khăn với anh, bởi áp lực kinh tế lớn. Năm 2002, cha anh bị tai nạn, không thể làm việc được nữa, kinh tế gia đình ngày càng khó khăn. Bà A Trinh đã làm cùng 1 lúc 4 công việc, gần như không có thời gian nghỉ ngơi để con trai yên tâm thi đấu. Thấy mẹ vất vả, Hoa Vỹ có ý định giải nghệ, làm công việc shipper toàn thời gian. Nhưng bà A Trinh kiên quyết phản đối: "Con phải chạy, như thế mới không bị coi thường".
Biết được hoàn cảnh của Hoa Vỹ, tài tử Lưu Đức Hoa đã nhận Tô Hoa Vĩ làm nhân viên bán hàng và chịu trách nhiệm đăng tải hình ảnh công ty lên trang web. Khi có giải đấu lớn, Hoa Vỹ có thể thoải mái nghỉ việc để tập luyện mà không bị trừ lương. Nhờ sự hỗ trợ đõ, khát vọng chinh phục đỉnh cao mới của anh mạnh mẽ hơn.
Năm 2008, mọt lần nữa Tô Hoa Vỹ giành huy chương vàng cự ly 200m nam với 24,65 giây, phá kỷ lục thế giới tại Paralympic Bắc Kinh. Anh cũng được vinh danh là Vận động viên xuất sắc nhất Hong Kong, Mười người trẻ tuổi xuất sắc Hong Kong...
Cuốn tự truyền "Huy chương vàng trên đường xích đạo" của anh tạo tiếng vang lớn. Câu chuyện về nỗ lực phi thường của Hoa Vỹ đã được dựng thành bộ Phim Zero to Hero, đang thu hút sự chú ý của công chúng. Trên đường phố Hong Kong, poster của phim được treo khắp nơi: "Tôi là A Trinh. Năm 26 tuổi, tôi sinh ra một đứa con bị khuyết tật. Tôi cho rằng nó sẽ đi chậm hơn người khác, nhưng cuối cùng nó đã chạy nhanh hơn người khác. Đây là con trai tôi, Tô Hoa Vỹ".
Người mẹ 26 tuổi và đứa con bị khuyết tật
Tô Hoa Vỹ từng tham gia 4 kỳ Paralympics (thế vận hội dành cho người khuyết tật), giành được 6 huy chương vàng. Anh là người phá kỷ lục thế giới dành cho người khuyết tật ở cự ly 100m và 200m dành cho nam. Đằng sau những thành tích phi thường đó của Tô Hoa Vỹ, không thể không kể đến người mẹ của anh.
Năm 1981, khi mới 6 tháng tuổi, Tô Hoa Vỹ được bác sĩ chẩn đoán mắc chứng vàng da hiếm gặp, gây co cứng cơ, thính giác yếu. Cậu bé được chẩn đoán là sẽ không thể tự chủ sinh hoạt cả đời. Nghe tin đó về con, bà A Trinh – vốn là một công nhân vô cùng bàng hoàng, đau xót. Thương con, bà bắt đầu hành trình làm việc nhiều gấp đôi người khác để kiếm tiền mua máy trợ thính và chữa bệnh cho con. Khi 4 tuổi, Tô Hoa Vỹ vẫn chưa thể tự đi được. Mọi sinh hoạt đều nhờ mẹ, khi di chuyển bà A Trinh đều cõng con.
Dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng bà A Trinh không chấp nhận sự thương hại của mọi người, bà luôn muốn con trai được đối xử như những đứa trẻ bình thường. Một lần, người bán hàng nước cảm thông cho hoàn cảnh của 2 mẹ con mà tặng Tô Hoa Vỹ một chai nước ngọt, nhưng bà kiên quyết không nhận: Tại sao bác cho Hoa Vỹ mà không cho những đứa trẻ khác? Nói rồi bà rút tiền ra trả.
A Trinh luôn đem con đi cùng khi đi làm. Để giúp con tập đi, bà từng đặt cậu bé lên băng chuyền trong nhà máy mình làm việc, đằng sau là lò nước hơi nóng. Cách thức của bà quả thực có phần cực đoan khi ép con trai 4 tuổi, khuyết tật phải tự tìm cách thoát khỏi nguy hiểm.
"Đứng dậy, nếu không chúng ta cùng chết", bà hét lớn. Nhưng Tô Hoa Vĩ chẳng thể nghe, hiểu lời mẹ nói. A Trinh đành chấp nhận bấm nút dừng băng chuyền. Nhưng không ngờ rằng, đúng lúc đó, Hoa Vỹ cũng từ từ đứng lên, tay vịn vào lan can băng chuyền mà đi về phía mẹ. Đó là lần đầu tiên cậu bé đứng trên đôi chân của mình.
"Vì con tôi có cơ thể không được bình thường nên tôi phải ép con lớn lên. Chỉ có như vậy mới giúp con có một tương lai tốt hơn", bà A Trinh nói.
Cứ luyện tập kiên trì cùng mẹ như vậy, khi 5 tuổi Tô Hoa Vỹ đã có thể tự bước đi. 8 tuổi, cậu bé biết tự buộc dây giày. Sau đó, cậu bé theo học một trường học dành cho trẻ khuyết tật.
Năm 10 tuổi, một lần nữa Tô Hoa Vỹ bất ngờ thể hiện tài năng chạy của mình. Trong một lần bị những đứa trẻ bụi đời đuổi theo cướp tiền, Hoa Vỹ đã cố gắng chạy để thoát thân. Chứng kiến cảnh đó, người mẹ rất vui mừng vì biết đã tìm ra lối thoát cho cuộc đời con trai. Vài ngày sau đó, bà A Trinh ghi danh cho con trong lớp học điền kinh.
Nỗ lực phi thường để tìm đường cho tương lai
Trước khi bắt đầu học điền kinh, mọi sinh hoạt của Tô Hoa Vỹ đều rất khó khăn. Cậu phải rất nỗ lực để có thể tự đi bộ một mình tới bến xe bus cách nhà 1km. Thính lực của Hoa Vĩ cũng là một vấn đề lớn. Khi học điền kinh, mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, các bạn đều chạy đi, riêng Hoa Vỹ vẫn đứng nguyên tại chỗ vì không nghe thấy. Mệt mỏi, chán nản, nhiều hôm cậu bé đứng khóc giữa đường tập.
Nhưng bà A Trinh luôn bên cạnh con trai, động viên và hỗ trợ con: "Đừng dùng sức để khóc, thay vào đó hãy chạy đi. Hãy nhìn mẹ, chạy đi". Lời cổ vũ của mẹ giúp Hoa Vỹ xốc lại tinh thần. Mỗi khi thấy con mệt mỏi, người mẹ lại động viên: "Ánh sáng dù le lói vẫn có thể soi sáng đường phía trước. Con đường dù gập ghềnh tới đâu vẫn có thể dẫn tới tương lai".
Mỗi ngày, 2 mẹ con đều chạy cầu thang để luyện khả năng giữ thăng bằng. Hoa Vỹ tập đi tập lại vị trí xuất phát để bù đắp cho thính lực yếu. Kết quả là, cậu bé bị vô số vết thương, đầu gối tím bầm, chân tay bật móng nhiều lần. Thế nhưng cậu bé vẫn kiên cường: "Con thích cảm giác chạy với những cơn gió tạt ngang mặt, tiếng cổ vũ của mẹ. Con sẽ chạy đến khi không còn sức nữa".
Tô Hoa Vỹ đoạt huy chương vàng đầu tiên của mình ở nội dung 4x100 m tiếp sức nam tại Paralympic Atlanta 1996 (Ảnh: Harpersbazaar HK)
Năm 1996, Tô Hoa Vỹ lần đầu tham gia cuộc thi tầm cỡ thế giới Paralympic Atlanta. Hoa Vỹ giành huy chương vàng nội dung 4x100m tiếp sức nam. Ở Paralympic 2000 ở Sydney (Australia), Tô giành huy chương vàng cá nhân 100m, 200m, 400m và huy chương vàng đồng đội 4x100m tiếp sức.
Sau những thành tích của con trai, bà A Trinh nói: "Trước đây, không ai đối xử với con như người bình thường, vì thế con phải trở nên phi thường".
"Con phải chạy, như thế mới không bị coi thường"
Tuy đạt được những thành tích cao tầm cỡ quốc tế, nhưng Tô Hoa Vỹ vẫn không có nhiều tiền. Mức trợ cấp của một VĐV phá kỷ lục thế giới chỉ 3.000 HKD (8,7 triệu đồng). Để duy trì cuộc sống, Hoa Vĩ đi làm shipper, mỗi tháng kiếm thêm được 7.000 HKD nữa.