mahasiswa usu dapat keberuntungan usai bermain mahjong
tips kunci spin untuk hadirkan scatter hitam mahjong
maluku bangkitkan potensi mahjong bersama pgsoft untuk maju
beredar pola scatter hitam terkini di bandung sangat populer
putaran pertama membuat saldo terus bertambah mahjong ways qqcuan jadi pintu rejeki
kembali memanas usai scatter di mahjong muncul berkali-kali
diminati milenial dan gen z, mahjong ways alami kenaikan
berita populer mahjong: cara memahami pola hingga strategi bermain
beli rumah subsidi puluhan, ternyata dari hasil mahjong
beraneka ragam scatter bermunculan di mahjong ways
kakek asal bandung tertimpa rejeki nomplok berkat mahjong ways
qqcuan rilis mahjong ways dengan fitur terbaik sepanjang masa
warga sukabumi dorong ekonomi lewat mahjong ways
rahasia scatter mahjong ways yang bikin pemain betah seharian
mengintip pola scatter paling dicari di mahjong ways
banjir scatter di mahjong ways ini fakta yang bikin heboh
kenapa scatter mahjong ways selalu dinanti pemain
tips mendapatkan scatter mahjong ways tanpa ribet
pola scatter mahjong ways terbaru wajib kamu tahu
cerita pemain saat scatter mahjong ways membawa keberuntungan
slot mahjong mahjong ways 169CUAN slot bet 200 slot gacor malam ini https://kanimsurabaya.kemenkumham.go.id/dipa/ slot online malam ini
Vỉa hè có đường cho xe lăn nhưng người khuyết tật chỉ biết lắc đầu

Hơn 2 năm qua, Hà Nội đã “thay áo” cho vỉa hè bằng việc lát đá tự nhiên, đáng chú ý là sự xuất hiện của đường lăn, các vị trí hạ hè dành cho người khuyết tật di chuyển. Tuy nhiên, cho đến nay, người khuyết tật hầu như không thể/ hoặc rất hiếm khi sử dụng được phần đường này. 

Một số quận nội thành của Hà Nội đang dẹp trật tự, giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhưng vỉa hè cho người khuyết tật vẫn đang là  “ước mơ” xa vời. 

Có mặt trên phố Yết Kiêu, Hà Nội trong buổi sáng nay, chúng tôi ghi nhận tình trạng ô tô, xe máy đỗ tràn lan trên vỉa hè dù là điểm trông giữ xe được Sở GTVT cấp phép, hay do người dân, các công ty, công sở tự ý dừng đỗ.

Khi gửi xe máy tại một điểm trông giữ và thắc mắc rằng xe đã chắn đường lăn dành cho người khuyết tật, chúng tôi được nhân viên lý giải như sau: "Vạch đây rồi còn gì nữa! Người mù có đi đâu, người mù đi làm sao được".

Tình trạng tương tự: hàng quán, xe cộ chiếm dụng vỉa hè cũng xảy ra trên nhiều tuyến đường khác mới được lát đá tự nhiên, từ những vỉa hè nhỏ chỉ đủ một vài xe máy như: Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm… đến những vỉa hè rộng đỗ được vài ba hàng ô tô như: Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt,…

Theo một số người dân, đường dành cho xe lăn chỉ là “hình thức”, bởi ngay cả khi không bị chiếm dụng thì người khuyết tật cũng không thể sử dụng vì gạch vỡ, gồ ghề:

"Mang tiếng đá 70 năm nhưng làm gì được, mấy tháng là nó vỡ hết thế này. Đường đi vẫn vướng nhiều, xe cộ để vỉa hè thế này thì người ta đi vào đâu?"

"Vỉa hè Hà Nội, chỗ để xe còn chẳng có, người đi bộ đi còn khó khăn nói gì đến người khuyết tật".

Sáng 04/5, quận Hoàn Kiếm đã ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường phục vụ Đại hội thể thao Đông Nam Á - SEA Games 31. Trên một vài tuyết đường, vỉa hè đã thông thoáng hơn, người đi bộ tranh thủ tận hưởng cảm giác thong dong vì không biết vỉa hè được trả lại cho họ có lâu không.

Chuyên gia giao thông, TS. Phan Lê Bình bày tỏ sự ủng hộ với nỗ lực của các ban, ngành chức năng trong việc giành lại vỉa hè cho người đi bộ, song cho rằng công tác này cần được thực hiện thường xuyên để dần dần thay đổi cách sử dụng vỉa hè của người dân, thay vì mang tính chất thời điểm trong từng chiến dịch. Bên cạnh đó, việc giành lại phần đường cho người khuyết tật cũng cần được chú trọng, thậm chí ở mức độ ưu tiên cao hơn. 

"Người khuyết tật là nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội nên cần được hỗ trợ mạnh mẽ hơn. Trong bối cảnh hệ thống hạ tầng chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật đi lại thuận tiện thì người khuyết tật sẽ ngại ra đường. Cơ quan quản lý Nhà nước tạo ra những đường lăn cho xe lăn là tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, thời gian, mức độ đầu tư khá dài, tốn nhiều chi phí, vì một đoạn nhỏ thôi không giúp ích được nhiều cho người khuyết tật", TS. Phan Lê Bình cho biết.

Đồng tình với quan điểm này, TS. Võ Thị Hoàng Yến, Giám đốc Trung tâm Khuyết tật và phát triển cho rằng, các cơ quan quản lý đã có những chính sách hỗ trợ giao thông cho người khuyết tật, nhưng việc thực hiện và giám sát còn nhiều bất cập, dẫn đến lãng phí và hiệu quả thấp. Và rào cản về giao thông tiếp tục cản trở người khuyết tật đi học, đi làm và nhiều cơ hội phát triển khác.

"Nếu có thông báo rõ ràng, trong đó có xử phạt, thì những người đó không dám chiếm dụng những con đường thế này. Và nó trở thành vòng luẩn quẩn: Khi có cản trở thì người khuyết tật không sử dụng, mà khi không có người khuyết tật sử dụng thì người ta lại bảo là có sử dụng đâu mà xây dựng những công trình như thế này. Những chương trình ra quân là rất tốt, nhưng sẽ tốt hơn nữa nếu có thể mời gọi các tổ chức của người khuyết tật cùng phối hợp", TS. Võ Thị Hoàng Yến nêu ý kiến./.

Tin liên quan